Diện mạo Trâu_rừng_Tây_Tạng

Trâu rừng Tây Tạng cùng bò xạ hương là những loài to lớn nhất và chắc nịch thuộc phân họ Caprinae, trong đó bao gồm tất cả các loài , cừu và những loài tương tự. Các chân ngắn được chống đỡ trên bộ móng guốc hai ngón, lớn, với một cựa phát triển mạnh.[2][6] Cơ thể chắc nịch và ngực sâu. Phần đầu to lớn cấu tạo đặc biệt hơn bởi chiếc mũi cong, dài và cặp sừng chắc khỏe gồ lên ở đáy, với chiều dài có thể lên tới 64 cm (25 in).[2] Cả hai giới đều có sừng nhỏ chạy song song hộp sọ và sau đó cong lên trong một điểm ngắn, dài khoảng 30 cm (12 in). Lớp lông dài, bờm xờm sáng màu, với một vạch đen dọc lưng,[2] và con đực cũng có khuôn mặt sẫm màu.[6] Bốn phân loài Trâu rừng Tây Tạng hiện đang được công nhận, có xu hướng thể hiện sự thay đổi màu lông. Lớp lông mịn dày rậm thường chuyển sang màu đen trên mặt bụng và chân. Phạm vi màu sắc tổng thể từ đen sẫm đến nâu đỏ tràn lan vàng xám tại phân loài đông Himalaya đến màu xám vàng nhẹ hơn tại phân loài Tứ Xuyên đến màu vàng kim là chủ yếu hoặc (hiếm khi) kem trắng với ít lông đen tại phân loài Thiểm Tây. Truyền thuyết về "bộ lông cừu vàng", được Jason và Argonauts nghiên cứu,[7] có thể lấy cảm hứng từ bộ lông bóng láng của Trâu rừng Tây Tạng vàng (B. t. bedfordi).[6] Lông mao của loài có thể dao động từ 3 cm (1,2 in), trên sườn cơ thể trong mùa hè, lên đến 24 cm (9,4 in), ở mặt dưới của đầu vào mùa đông.

Trâu rừng Tây Tạng khi đứng có bờ vai cao khoảng 97 đến 140 cm (38 đến 55 in) và có chiều dài từ đầu đến hết thân tương đối ngắn 160–220 cm (63–87 in). Đuôi chỉ hơn 12 đến 21,6 cm (4,7 đến 8,5 in). Khối lượng được báo cáo phần nào khác nhau, nhưng loài khá nặng. Theo hầu hết các báo cáo, con đực lớn hơn một chút, báo cáo cân nặng 300–350 kg (660–770 lb) so với 250–300 kg (550–660 lb) ở con cái.[8] Tuy nhiên, theo Betham (1908), con cái lớn hơn, Trâu rừng Tây Tạng nuôi nhốt khoảng 322 kg (710 lb) ở con cái. Nguồn khác báo cáo Trâu rừng Tây Tạng có thể nặng tới 400 kg (880 lb) hoặc 600 kg (1.300 lb) trong vài trường hợp.[9][10]

Thay vì có các tuyến mùi cục bộ, Trâu rừng Tây Tạng tiết ra các chất nặng mùi dạng dầu trên toàn bộ cơ thể.[6] Đây có thể là lý do cho diện mạo căng phồng của khuôn mặt. Do đặc tính này, nhà sinh vật học George Schaller ví Trâu rừng Tây Tạng như là một con "nai sừng tấm bị ong đốt".[5] Sự kết hợp đặc tính cũng khiến cho loài được đặt biệt danh "bò sơn dương" và "dê đầu bò".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trâu_rừng_Tây_Tạng http://books.google.com/books?id=EBl7y_MX0xoC&pg=P... http://books.google.com/books?id=ka-9f68nPT4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=s-L8NUlW_QgC&pg=P... http://www.mnzoo.com/conservation/conservation.asp http://www.sciencedirect.com/science/article/B6WNH... http://www.ultimateungulate.com/Artiodactyla/Budor... http://www.science.smith.edu/msi/pdf/i0076-3519-27... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/accounts/bud... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/site/account... http://blog.tapuz.co.il/internet/images/%7BBB99706...